Bài Tập Và Hướng Dẫn Giải Lập Trình PLC S7-300 Định dạng PDF-100 Trang |
Hầu hết các hãng chế tạo PLC đều có 3 ngôn ngữ lập trình được coi là tương đương nhau đó là LAD, FBD và STL. Ngoài ra, một số hãng còn có các ngôn ngữ lập trình khác như hãng Siemens (đã được giới thiệu trong tài liệu phần lý thuyết). Tuy nhiên, hầu hết các sinh viên và cán bộ kỹ thuật đều đã được nghiên cứu và học môn học kỹ thuật số. Vì vậy, cuốn tài liệu này tập trung vào hướng dẫn giải bài tập bằn ngôn ngữ FBD. Đây là một ngôn ngữ rất dễ tiếp cận và dễ sử dụng cũng như rất phù hợp với tư duy logic của con người.
PLC có hai phương pháp lập trình chính đó là lập trình tuyến tính và lập trình có cấu trúc. Trong thực tế để giải quyết các bài toán đơn giản người ta thường dùng phương pháp lập trình tuyến tính, còn các bài toán phức tạp thì thường dùng phương pháp lập trình có cấu trúc.
Để thuận tiện cho việc lập trình cũng như việc kiểm tra kết quả và giải quyết các rắc rối khi lập trình, PLC chia ra thành các Network. Chúng ta có thể phân chia mỗi phần công việc nhỏ thành một Network. Khi hệ thống PLC làm việc nó sẽ tự động liên kết các Network này lại với nhau. Mặt khác khi làm việc PLC sẽ thực hiện tuần tự các Network từ Network đầu tiên đến Network cuối cùng.
PLC là thiết bị logic khả trình nên có rất nhiều phương án lập trình, trong cuốn tài liệu này đưa ra một phương án giải quyết yêu cầu bài toán giúp các bạn mới học lập trình PLC dễ tiếp cận với thiết bị. Trong cuốn tài liệu khác của cùng tác giả sẽ trình bày cách giải quyết bài toán theo phương án khác. Ngoài ra, một số bài toán trong tài liệu có sử dụng một số phần mềm mô phỏng như SPS-VISU hoặc Lockout. Các bạn đọc có thể cài đặt phần mềm đó và tiến hành mô phỏng hệ thống.
Tài liệu chia làm hai phần:
- Phần I: giải quyết các bài toán đơn giản bằng phương pháp lập trình tuyến tính
- Phần II: Các bài toán có yêu cầu phức tạp và được giải quyết bằng phương pháp lập trình có cấu trúc
Bên dưới đây là một số hình ảnh về tài liệu và link tải về ngay bên dưới đây.